NHỮNG CÁCH GIẢM NÔN TRỚ Ở TRẺ
Trẻ thường bị nôn trớ sau khi bú sữa mẹ hoặc sau khi ăn được gọi là hiện tượng trào ngược dạ dày. Vậy để giảm nôn trớ ở trẻ thì bố mẹ cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân là do dạ dày của trẻ thường nằm ngang nên hay xảy ra tình trạng này. Để giúp trẻ không bị nôn trớ, bố mẹ nên bế trẻ trên vai của mình sau khi bé bú khoảng 15 phút và nên lưu ý một số tư thế giúp trẻ giảm nôn trớ.
Nôn trớ ở trẻ là gì?
Nôn trớ ở trẻ là hiện tượng khi trẻ ăn no, thức ăn bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có 2 loại là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Nôn trớ sinh lý sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Nôn trớ bệnh lý là một trong những biểu hiện của các bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triệu chứng của bệnh đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân…
Cách giảm nôn trớ ở trẻ?
Nôn trớ sinh lý đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Nguyên nhân do trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hay không thể hấp thu được thức ăn do thức ăn mới lạ, ăn nhiều quá 1 loại thực phẩm,... Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường thì chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn sẽ giảm nôn trớ. Bên cạnh đó cần chú ý một số vấn đề dưới đây sẽ giúp giảm nôn trớ:
Không ép trẻ ăn nhiều để tránh ngán thức ăn.
Nếu cho ăn thức ăn mới thì nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, chia làm nhiều bữa nhỏ và ăn từ dạng lỏng sang đặc dể dạ dày trẻ có thể dần thích nghi thức ăn.
Ở trẻ bú mẹ, sau khi bú xong nên bế trẻ 10 – 15 phút trên vai rồi mới cho nằm.
Khi trẻ bú bình nên lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
Dùng thuốc giảm nôn trớ. Chỉ nên dùng thuốc khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả, và khi dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bế trẻ trên vai sau khi ăn no giúp giảm nôn trớ
Một số tư thế giúp giảm nôn trớ ở trẻ bố mẹ cũng cần lưu ý
Nếu trẻ thường nôn trớ, bố mẹ cần chú ý đến một số tư thế sau đây sẽ giúp giảm nôn trớ ở trẻ.
Nếu trẻ nôn, bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán trẻ để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.
Với trẻ 6 tháng, nên đặt tư thế nằm nghiêng về bên trái, đầu hơi cao để trẻ không bị sặc chất nôn vào đường thở gây ngạt, không bắt trẻ uống sữa ngay sau khi nôn, mà nên đặt trẻ nằm nghỉ.
Nên cho bé bú bên ngực trái trước, ngực phải sau. Trình tự bú ti mẹ giúp tư thế bé nằm đỡ bị nôn trớ hơn.
Không nên để bé khóc trong quá trình bú vì sẽ khiến bé nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày.
Tuyệt đối không đùa giỡn, đu đưa, tâng bế lên xuống khi bé no.
Cho trẻ bú đúng cách sẽ giảm nôn trớ
Giảm nôn trớ ở trẻ rất đơn giản nếu bố mẹ thực hiện đúng cách và đúng tư thế. Đây là một số thông tin về cách giảm nôn trớ ở trẻ mà GlobeDr chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất, hạn chế được tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Nhanh tay cài đặt App GlobeDr để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị về sức khỏe (https://www.globedr.com/GetApp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét