Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.492 học sinh tiểu học được thực hiện bởi Đại học Sydney (Australia) phát hiện, những trẻ xem phim, chơi điện thoại hay ngồi trước màn hình máy tính hàng giờ liền sẽ gặp phải dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. Mà dấu hiệu ban đầu đó là bị hẹp mạch máu võng mạc.
Đối với những trẻ chỉ xem ti vi hay chơi máy tính dưới 1 giờ/ ngày thì không xuất hiện các hiện tượng trên. Những trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời cũng không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khẳng định, cứ mỗi tiếng trẻ ngồi trước màn hình sẽ tăng lên tới 18% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tăng nguy cơ béo phì
Do bị phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị công nghệ, trẻ dành thời gian nhiều hơn để ngồi chơi điện thoại, xem ti vi và lười vận động nên nguy cơ béo phì cũng tăng cao.
Bên cạnh đó, việc ngồi hàng giờ liền trước màn hình ti vi sẽ làm chậm khả năng trao đổi chất, chất béo được dự trữ nhiều hơn mà không hề bị tiêu hao, đốt cháy.
Mắc các rối loạn khả năng chú ý
Một sự thật mà phụ huynh cần biết, đó là những đứa trẻ được cho sử dụng nhiều các thiết bị điện tử thì sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn khả năng chú ý và nhận thức. Không những vậy, khi sử dụng các thiết bị sẽ khiến trẻ thờ ơ với xung quanh, dễ cáu gắt, tâm tính cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Những thiết bị điện tử đó bao gồm máy tính, điện thoại, ti vi, ipad... Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào thời điểm và thời gian trẻ bắt đầu tiếp xúc với các thiết bị.
Với những tác động tiêu cực mà các thiết bị điện tử gây ra thực sự không thể xem nhẹ. Đừng đổ lỗi do bận, công việc hay không có thời gian mà bỏ bê con cái mình.
Cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử không hoàn toàn có hại, thông qua những nội dung trong đó sẽ phần nào kích thích sự thông minh, sáng tạo và trí tưởng tưởng của trẻ. Tuy nhiên phụ huynh cần có cách nhìn nhận chính xác hơn và đưa ra một biện pháp phù hợp.
Xem thêm tại GlobeDr: https://globedr.com/post/745073E8W6mVzyQgNxhj6uNkBTc4NbkUc1Kh1rs14e513d3d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét