Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Làm gì khi con hay nôn trớ?

Nôn trớ là hiện tượng mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lúc này dạ dày của trẻ vẫn nằm ngang trong khi ăn ở dạng lỏng nên dễ bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ chủ yếu là do trẻ ăn quá no, vặn mình, ho hay khóc, nằm sai tư thế; trong một số trường hợp khác, có thể là do mẹ cho trẻ bú quá no, tư thế bú không đúng làm cho bé nuốt nhiều hơi trong khi bú hay thay đổi sữa, công thức pha sữa không đúng.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/f54/0b5/a54/15175.jpg
Vậy để hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lý này, cần:
Không ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá nhiều trong 1 lần mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để vẫn đảm bảo đủ lượng thức ăn trong ngày.
Không cho trẻ nằm liền khi sau khi ăn no, mà nên bé trẻ khoảng 10 – 15 phút.
Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, nên bắt đầu từ ít rồi mới đến nhiều, từ ăn lỏng đến đặc để trẻ có thể dung nạp từ từ.
Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước, do lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít, trẻ có thể nằm nghiêng bên phải; sau đó mới chuyển cho bé bú bầu vú bên phải. Nếu tuân thủ theo cách này, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không bị trào ngược.
Đối với trường hợp bú bình, nên cho sữa ngậm núm vú bình, có như vậy thì trẻ mới không nuốt không khí vào dạ dày.
Nới lỏng quần áo để tránh chèn ép thành bụng và dạ dày gây nôn trớ.
Nôn trớ sinh lý thường sẽ giảm dần và hết khi bé được 12 tháng tuổi.

Xem thêm GlobeDr Viet Nam: https://globedr.com/post/387958523463346e6230347332674e666d56463243673d3d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét