Khoang màng phổi chính là một khoang ảo giữa phổi và thành ngực, thông thường khoang này có một ít dịch mỏng bên trong giữ vai trò như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực; có hai lá gồm lá thành và lá tạng. Trong trường hợp, dịch này nhiều hơn bình thường thì gọi là tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị tràn dịch màng phổi trong trường hợp lành tính không quá phức tạp, nhưng nếu là ác tính, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi
- Tràn dịch màng phổi thực chất là biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau:
- Nhiễm trùng ở phổi (áp-xe phổi vỡ, bụi phổi, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vỡ bóng khí phế nang...)
- Cơn hen suyễn nặng hoặc chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi
- Gãy xương sườn gây tổn thương phổi hay áp xe ở các cơ quan khác tràn vào màng phổi
- Lao phổi (nguyên nhân chiếm đến 40%)
- Hậu quả của một số thủ thuật: chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi
Triệu chứng của tràn dịch màng phổi
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tràn dịch màng phổi chính là khó thở khi nằm. Sau đó là đau bên phần ngực tràn dịch, có thể kèm theo sốt, ho khan hay ho có đờm nếu nguyên nhân là viêm phổi.
Trong trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư phổi gây ra, sẽ có các cơn ho kéo dài, kèm khạc máu lẫn đờm, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi.
Hiện nay, phương pháp chính để điều trị tràn dịch màng phổi chính là chọc hút, dẫn lưu khoang màng phổi và điều trị nguyên nhân.
Ngoài ra cũng cần duy trì sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư, các biện pháp điều trị nội khoa hỗ trợ để chữa bệnh tận gốc và tránh tái phát.
Xem thêm bài viết GlobeDr viet nam:
https://globedr.com/post/5161425532556e2b31794a564568504f6131336554413d3d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét