Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Liệu nước hoa vùng kín có thực sự an toàn?

Khi gặp vấn đề về mùi hôi và sự tự ti trước bạn đời của mình, nhiều chị em phụ nữ chọn cách tìm đến nước hoa vùng kín nhưng một phương pháp hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, theo chuyên gia, sử dụng nước hoa có thể khiến bạn phải đối mặt với một số vấn đề không tốt.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/2e7/4a7/ac5/15964.jpg
Thực tế, nước hoa là sản phẩm hóa chất, sử dụng cho vùng da nhạy cảm rất dễ gây kích ứng. Thông thường những sản phẩm tạo mùi thơm có chứa các chất độc hại như benzene, benzyl alcohol, limonene, acetone… Khi xịt hay nhỏ vào nội y, gây tác động vào vùng kín sẽ làm thay đổi môi trường pH vốn dĩ cân bằng từ bên trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa, hăm da, kích ứng da và mẩn đỏ.
Đáng lo ngại hơn là với những trường hợp mắc bệnh phụ khoa nhưng không chịu đi điều trị mà lại lạm dụng nước hoa vùng kín để lấn át mùi hôi. Chính điều này càng kích thích vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí có người còn không chịu đến bệnh viện để nhận điều trị.
Bác sĩ Trần Vũ Quang (Khoa Phụ sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) nhận định nhiều phụ nữ có thói quen dùng những sản phẩm có mùi thơm hay xịt nước hoa vùng kín vì nghĩ chúng sẽ làm giảm mùi hôi và cuốn hút hơn, điều này là rất có hại.
Thay vào đó, bác sĩ khuyên chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng đúng cách (không vệ sinh quá nhiều và quá sâu); chọn nội y có chất liệu thoáng mát; không tự ý chữa bệnh viêm nhiễm như tự mua thuốc uống hay thuốc đặt. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh không tốt và kéo dài thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.

Xem thêm bài viết GlobeDr Viet Nam:
https://globedr.com/post/31454a6f52563978636b5274414d694d6736656a49773d3d

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Ai là người dễ gặp đột quỵ và cần làm gì để phòng tránh?

Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là một bệnh đang phổ biến hiện nay. Người bị đột quỵ có thể bị tử vong trong thời gian ngắn hoặc không cũng gặp các biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và nhận thức.
Kết quả hình ảnh cho dot quỵ
Những người có nguy cơ mắc đột quỵ cao

  • Bạn hút thuốc. 
  • Bạn bị huyết áp cao. 
  • Mức độ cholesterol của bạn cao hơn mức trung bình. 
  • Bạn mắc bệnh tiểu đường. 
  • Bạn đang thừa cân.
  • Bạn không tập thể dục một cách thường xuyên. 
  • Bạn thường xuyên uống nhiều bia rượu.
  • Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cần được phục hồi chức năng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bệnh nhân ổn định. Nó thường tiếp tục sau khi bệnh nhân đã đi về nhà. Phục hồi chức năng đột quỵ bao gồm nhiều các liệu pháp vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, lời nói và ngôn ngữ trị liệu, lao động trị liệu để cải thiện sự phối hợp tay mắt, kỹ năng cần thiết cho các công việc như tắm rửa và nấu ăn. 

Một nhóm các chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, vật lý trị liệu và lao động, y tá, nhân viên xã hội và chuyên gia ngôn ngữ) điều phối các hoạt động cho các bệnh nhân và gia đình.
Phục hồi chức năng tiến bộ thay đổi từ người này sang người khác. Đối với một số trường hợp, có thể phục hồi trong vòng vài tuần sau một cơn đột quỵ, nhưng cũng có trường hợp có thể phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Cách phòng ngừa đột quỵ

  • Kiểm soát huyết áp của bạn: Thường xuyên kiểm tra huyết áp và nếu huyết áp cao, nên gặp bác sĩ và làm theo theo lời khuyên của bác sĩ để cân bằng huyết áp. Điều trị huyết áp cao làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. 
  • Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy rằng, nguy cơ đột quỵ ở những người đã bỏ hút thuốc 2-5 năm thấp hơn so với người đang hút thuốc. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục có thể làm cho trái tim mạnh mẽ hơn và cải thiện sự lưu thông máu. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng. Tăng cân gây nguy cơ huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim và tiểu đường. Hoạt động thể lực như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội... làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. 
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Lựa chọn, chuẩn bị và ăn các loại thực phẩm ít chất béo, axit béo bão hòa và cholesterol. Ăn nhiều trái cây và rau quả.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến xơ vữa động mạch. 
  • Kịp thời thông báo các dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng của bạn cho bác sĩ: Các dấu hiệu cảnh báo đối với đột quỵ như ngứa ran và/ hoặc tê ở một bên của cơ thể không rõ nguyên nhân, nhức đầu dữ dội đột ngột, nhìn mờ, nói khó khăn, vấp ngã và/ hoặc ngất đi đột ngột. Đôi khi một cơn đột quỵ nhẹ, kéo dài chỉ một vài khoảnh khắc và gây ra một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đến trước khi một cơn đột quỵ. 

Đây là loại bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những người trẻ,người bình thường không gặp các vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn.
Xem thêm: https://globedr.com/post/6144675a77393670534d69566e33684f374f734939773d3d

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi

Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi ở Việt Nam khá nhiều, khoảng hơn 1.000 trường hợp mới chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm. Tràn dịch màng phổi gây ra nhiều hệ lụy và có thể dẫn đến tử vong.
Khoang màng phổi chính là một khoang ảo giữa phổi và thành ngực, thông thường khoang này có một ít dịch mỏng bên trong giữ vai trò như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực; có hai lá gồm lá thành và lá tạng. Trong trường hợp, dịch này nhiều hơn bình thường thì gọi là tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị tràn dịch màng phổi trong trường hợp lành tính không quá phức tạp, nhưng nếu là ác tính, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/c7d/ec8/e09/15545.jpg
Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi

  • Tràn dịch màng phổi thực chất là biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau:
  • Nhiễm trùng ở phổi (áp-xe phổi vỡ, bụi phổi, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vỡ bóng khí phế nang...)
  • Cơn hen suyễn nặng hoặc chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi
  • Gãy xương sườn gây tổn thương phổi hay áp xe ở các cơ quan khác tràn vào màng phổi
  • Lao phổi (nguyên nhân chiếm đến 40%)
  • Hậu quả của một số thủ thuật: chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/6b4/017/c4c/15546.jpg
Triệu chứng của tràn dịch màng phổi
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tràn dịch màng phổi chính là khó thở khi nằm. Sau đó là đau bên phần ngực tràn dịch, có thể kèm theo sốt, ho khan hay ho có đờm nếu nguyên nhân là viêm phổi.
Trong trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư phổi gây ra, sẽ có các cơn ho kéo dài, kèm khạc máu lẫn đờm, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi.
Hiện nay, phương pháp chính để điều trị tràn dịch màng phổi chính là chọc hút, dẫn lưu khoang màng phổi và điều trị nguyên nhân.
Ngoài ra cũng cần duy trì sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư, các biện pháp điều trị nội khoa hỗ trợ để chữa bệnh tận gốc và tránh tái phát.

Xem thêm bài viết GlobeDr viet nam:
https://globedr.com/post/5161425532556e2b31794a564568504f6131336554413d3d

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe đôi mắt

Dưới đây chính là một số loại dưỡng chất mà bạn cần bổ sung hoặc hạn chế trong chế độ ăn mỗi ngày, giúp mang lại một đôi mắt khỏe và sáng trong.

Giảm đường tinh luyện và cacbon - hydrat tinh chế
Việc giảm tiêu thụ đường tinh luyện và cacbon - hydrat tinh chế trong chế độ ăn sẽ giúp cơ thể xử lý thức ăn tốt hơn, hỗ trợ giải độc gan.
Ăn các loại rau củ quả đủ màu sắc
Những loại củ quả màu cam, vàng như cà rốt, bí đỏ, cam, chanh có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa cho đôi mắt sáng khỏe.
Những loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn tốt cho sức khỏe của mắt.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, lạc có chứa khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt.
Bổ sung vitamin và omega-3
Bạn nên bổ sung các loại vitamin A, C và một số loại vitamin khác để đôi mắt được khỏe mạnh. Bạn có thể chọn uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin hằng ngày. Ngoài ra, nên ăn các thực phẩm giàu omega-3 hoặc uống 4 viên nang dầu cá mỗi ngày để tăng cường acid béo.
Uống nhiều nước
Việc bạn có bổ sung đủ nước hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc của tròng trắng. Tròng trắng của mắt sáng trong khi được bổ sung nước, giảm sưng và đỏ mắt.
Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine
Cồn và caffeine đều là các chất gây mất nước và khiến mắt sưng đỏ, chúng cũng khiến bạn khó ngủ nữa.
Ngoài ra, sử dụng phụ kiện bảo vệ đôi mắt khỏi kích ứng của khói, bụi bẩn, ánh nắng mắt trời; giữ thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế ngồi trước màn hình máy tính... cũng giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh hơn.

Xem thêm bài viết GlobeDr Việt Nam:
https://globedr.com/post/6c34683051792f6a784c5853574357703155397662773d3d

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Xử lý khi con nhỏ bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, có thể là táo bón do mắc bệnh lý về tiêu hóa hoặc cũng có thể táo bón do chế độ ăn uống không phù hợp. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những cách xử trí để giúp trẻ dứt bệnh.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón do bệnh lý thì cha mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế để được khám, điều trị dứt điểm; tuyệt đối không được chủ quan.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/885/835/902/15323.jpg
Còn đối với những trường hợp trẻ bị táo bón do chế độ ăn uống thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:
  • Hãy bắt đầu ngày mới của con trẻ bằng một cốc nước và cho con uống nhiều nước hơn.
  • Uống 2 muỗng canh đường trước khi đi ngủ hoặc dùng kèm với sữa.
  • Cho trẻ bị táo bón uống nước ép bắp cải 2 lần/ ngày.
  • Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng ít muối vào buổi sáng để loại trừ táo bón.
  • Uống hỗn hợp nước ép cà rốt và rau bina trước khi đi ngủ.
  • Ăn nhiều loại rau xanh có vị mát, nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, điều trị táo bón rất tốt.
Khi bị táo bón, trẻ sẽ có cảm giác đau bụng dữ dỗi, đi vệ sinh khó khăn, nôn ói, chậm phát triển về thể chất thần kinh. Nguy hiểm hơn, táo bón lâu này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

x