Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019
Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy cấp do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng tiêu chảy cấp. Trong số đó, những nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, đường tiêu hóa là chủ yếu.
Tiêu chảy cấp có thể xảy ra với bất kỳ ai, cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên thông thường, trẻ nhỏ có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn do các cơ quan trong cơ thể còn yếu.
Để biết rõ hơn về những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp cũng như các dấu hiệu đặc trưng để có hướng điều trị đúng đắn, mời bạn cùng GLOBEDR theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp
Nhiễm vi khuẩn: Gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển, bệnh thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè. Những vi khuẩn gây bệnh gồm: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả). Vi rút Rota là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Chế độ ăn: dị ứng thức ăn, bia rượu, không dung nạp hoặc hấp thu thức ăn kém,…
Do dị ứng với một số loại thức ăn: không dung nạp đường Lactose thường tồn tại trong sữa và một số sản phẩm làm từ sữa…
Các bệnh đường tiêu hóa như bệnh đại tràng, bệnh dạ dày, đường ruột
Một số nguyên nhân khác không do nhiễm khuẩn bao gồm: Dùng thuốc nhuận tràng, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, cường giáp…
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp
Người bệnh có biểu hiện sốt cao
Sốt 38, 39 độ C là hiện tượng thường gặp khi mắc căn bệnh này. Cùng với đó, người bệnh có thân nhiệt không ổn định, lúc nóng lúc lạnh. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bất tỉnh hoặc hôn mê sâu.
Mất nước
Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu.
Buồn nôn
Nôn có thể đi kèm với tiêu chảy, nhưng với tiêu chảy cấp thì có triệu chứng nôn nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy.
Nếu tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát tiêu chảy từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.
Đi phân lỏng nhiều lần
Tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày. Một đợt tiêu chảy cấp thường kéo dài khoảng 5-7 ngày và không quá 14 ngày.
Đau rát ở hậu môn
Bệnh nhân tiêu chảy phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn bị tiêu chảy ra máu dễ làm cho hậu môn bị đau rát. Ngoài ra, việc sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch, cọ xát hậu môn cũng là nguyên nhân khiến hậu môn nóng rát.
Khi bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân nên có những biện pháp để điều trị để dứt bệnh, không nên để tình trạng kéo dài quá lâu, có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp có thể kể đến như dùng thuốc, bù dịch, bù nước do tiêu chảy mất nước... Nếu bị tiêu chảy lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là đối với trẻ nhỏ thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị chuyên sâu.
Xem thêm GlobeDr Việt Nam tại: https://globedr.com/post/354f76445870617a614b30384f3656436b41587776413d3d
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét