Cơ thể trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi phải đối diện với sự biến chuyển của thời tiết, nhiệt độ và môi trường xung quanh, khiến không kịp thời thích nghi và mắc phải một số bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng, sởi, viêm tai giữa,...
Và muốn bảo vệ con không bị bệnh, mời phụ huynh vùng GlobeDr tìm hiểu một số cách phòng bệnh dưới đây.
Cách phòng bệnh đau họng
Đau họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn gây ra, khiến trẻ thường bị bị sưng họng, sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn...
Khi bị đau họng, trẻ sẽ trở nên biếng ăn hơn do họng bi đau, thường xuyên khó chịu, quấy khóc. Và để giúp con phòng bệnh, bố mẹ nên:
Thường xuyên vệ sinh cho trẻ;
Không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa hoặc điều hòa mở ở mức 24 – 26oC và nằm tránh luồng gió trực tiếp;
Không mặc quần áo quá dày cho bé;
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ môi trường nóng sang lạnh;
Không tắm cho bé sau khi vận động, đổ mồ hôi nhiều;
Hạn chế cho bé ăn những đồ lạnh như kem, đá, nước lạnh...
Cách phòng bệnh viêm phế quản
Trẻ có thể bị viêm phế quản do dị ứng với phấn hoa, hít phải khói thuốc, sợi bông hay sợi len... Khi bị viêm phế quản, trẻ thường gặp khó khăn khi thở, ho, khò khè và có đờm.
Khi con bị viêm phế quản, nên:
Luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là vào ban đêm;
Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, hoặc ra ngoài phải mặc quần áo dài, đội mũ nón, khẩu trang cẩn thận;
Chú ý bổ sung nhiều nước và rau xanh; chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và nấu dạng lỏng cơ thể trẻ dễ hấp thụ hơn.
Cách phòng bệnh cảm
Cảm rất dễ lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh chúng rất dễ bị bệnh.
Cảm gây sốt, đau đầu, ho, sưng họng, nghẹt mũi và chảy nước mũi; trẻ bị cảm thường mệt mỏi, không được lanh lợi và hay quấy khóc. Để giữ con khỏe mạnh trong giai đoạn thời tiết sang thu này, phụ huynh cần:
Mặc trang phục phù hợp với thời tiết;
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường trao đổi chất;
Giữ không khí trong nhà và nơi bé ngủ được thông thoáng, thoải mái;
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; hoặc trong giai đoạn tập ăn dặm nên bổ sung thêm rau, hoa quả.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ
Khi mắc bệnh, trẻ thường bị ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi. Trường hợp nặng hơn có thể bị ù tai, khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng thành bệnh hen suyễn, hen phế quản và viêm amidan.
Để phòng hay hạn chế tình trạng mắc bệnh ở trẻ:
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo; tránh tiếp xúc với khói thuốc lá;
Thường xuyên giặt giũ chăn, ra, gối cho bé;
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ;
Giữ ấm cho bé khi trời lạnh và không mặc quá nhiều đồ khi trời ấm lên;
Dạy bé cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm, trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh quanh năm, nhưng thường xuyên nhất là vào thời điểm cuối năm.
Khả năng lây bệnh sởi rất cao, có thể là qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng của người bệnh. Vì thế, trẻ cần được bảo vệ kỹ hơn để tránh khỏi những nguy cơ mắc bệnh này:
Mang khẩu trang, dùng khăn, tay che miệng khi ho, hắt hơi;
Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với thức ăn, trước khi ăn và khi nấu nướng;
Tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi: Một mũi khi trẻ 9 tháng tuổi và một mũi nữa khi trẻ 18 tháng tuổi.
Trên đây chính là cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Vì con còn nhỏ, thể trạng yếu nên phụ huynh cần quan tâm đúng mực, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm tại GlobeDr Việt Nam: https://globedr.com/post/4767764a4133347963396c336d323333754b626a7a413d3d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét