Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Nếu thấy có 10 dấu hiệu này, có thể bạn bị sa sút trí tuệ

Người bị sa sút trí tuệ sẽ có cuộc sống không mấy dễ dàng, gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống hằng ngày và trở thành gánh nặng kinh tế. Nhưng sa sut trí tuệ vẫn có thể điều trị được nên nếu phát hiện sớm có thể trở lại cuộc sống như bình thường.

Sa sút trí tuệ hay suy giảm nhận thức mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. 

Thực trạng hiện nay của bệnh sa sút trí tuệ cho thấy:

  • Trên thế giới: Cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ, có 60-80% người sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer - căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến tử vong.
  • Tại Việt Nam: Nước ta là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đồng thời bệnh sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc phải

Dấu hiệu sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ không phải là quá trình lão hóa thông thường. Có thể dựa vào 10 dấu hiệu sau để nhận biết bệnh để đi khám và sớm được điều trị.

  • Mất trí nhớ tạm thời

Thỉnh thoảng quên hoặc gặp khó khăn để nhớ một điều gì đó. Điều này diễn ra chóng vánh và có xu hướng liên quan đến những sự kiện gần.

  • Thờ ơ lãnh đạm

Không còn hứng thú với những hoạt động trước kia mình yêu thích, không muốn tiếp xúc với bên ngoài hoặc làm một việc gì đó để bản thân vui vẻ.

  • Gặp vấn đề về ngôn ngữ

Bị rối loạn ngôn ngữ hoặc khó khăn trong việc dùng từ ngữ để giải thích một điều gì đó hoặc thể hiện bản thân.

  • Gặp khó khăn trong công việc

Bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản hằng ngày như tổng hợp số liệu hay làm một việc nào đó cần kích thích trí não.

  • Thường xuyên nhầm lẫn

Giai đoạn đầu của sa sút trí tuệ, người bệnh thường nhầm lẫn khi nhận thức sự việc, khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc phán đoán cũng giảm sút.

  • Gặp khó khăn khi phải liên tục theo dõi một vấn đề gì đó

Bạn sẽ rất khó để đi theo dòng sự kiện, nắm bắt nội dung cuộc hội thoại hay xem một chương trình nào đó.

  • Khó định hướng đường đi

Nếu trước đây bạn là người dễ xác định phương hướng nhưng khả năng này lại mai một đi thì có thể bạn đang bị sa sút trí tuệ.

  • Thay đổi tâm trạng, tính cách, hành vi

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường không hiểu mình thật sự muốn gì, những người xung quanh cũng khó lòng đáp ứng nhu cầu của họ.

  • Lặp đi lặp lại hành động

Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh, người bệnh có thể lặp đi lặp lại các hành vi như cạo râu, đánh răng, quét nhà… hay lặp đi lặp lại những câu hỏi tương tự nhau.

  • Không tham gia vào các công việc và các hoạt động xã hội.

Nhiều người bị sa sút trí tuệ có thể sợ hãi hoặc hoang mang với bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc sống. Họ sợ những trải nghiệm mới hoặc không muốn thay đổi.


Tải ngay ứng dụng GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu để được chăm sóc sức khỏe toàn diện miễn phí: http://globedr.com/getapp

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Những bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn tuổi và cách phòng tránh

 Ở người cao tuổi, làn da của họ dần trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi và khô hơn. Bên cạnh đó, các sợi tạo keo và sợi liên kết da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi suy giảm nên họ dễ mắc các bệnh về da hơn người trẻ.

Một số bệnh về da thường mắc ở người cao tuổi như ngứa, đồi mồi, zona… Và dưới đây chính là một số cách phòng bệnh cho người lớn tuổi trong gia đình bạn.



Ngứa da

Ngứa da ở người lớn tuổi thường gặp khi trời lạnh, khô hanh, tắm nhiều hoặc tắm nước quá nóng, hay sử dụng các chất tẩy rửa, xà bông không phù hợp. Ngứa da tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người lớn tuổi.

Để phòng bệnh, nên:

  • Tắm nước đủ ấm (không tắm nước nóng quá)
  •  Hạn chế dùng xà phòng.
  • Nên dùng thêm số loại kem dưỡng ẩm cho da.
  • Nên mặc quần áo mỏng, rộng; không nên mặc quá sát vào người gây cọ xát và kích ứng da.
  • Hạn chế uống rượu, bia, café và thực phẩm có chứa các chất kích thích.
  • Ăn các loại đồ ăn thanh đạm, tránh nêm đồ ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ hay quá cay.
  • Ăn nhiều rau củ và hoa quả.

Ngoài ra, một số trường hợp bị ngứa da còn là biểu hiện của một số bệnh khác, nếu vài ngày bệnh không thuyên giảm nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Dày sừng da (đồi mồi)

Do sự lão hóa da nên bệnh dày sừng gặp khá thường xuyên ở người lớn tuổi, từ sau tuổi 50. Những vết đồi mồi có màu nâu nhạt, lâu đậm dần với kích thước to nhỏ không đều. Thông thường, nó xuất hiện nhiều nhất ở các vị trí như mặt, cổ cánh tay hay ở những nơi tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.

Cách để ngăn ngừa dày sừng da:

  • Tăng cường tuần hoàn bằng massage da mặt, xoa bóp cánh tay hàng ngày
  • Dùng kem dưỡng da.
  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời vì có thể khiến các đốm nà đậm màu hơn.


Bệnh Zona (bệnh giời leo)

Bệnh zona do virus Herpes Zoster gây ra. Đây cũng chính là virus gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ. Sau khi gây bệnh thủy đậu, virus sẽ nằm yên ở dạng ngủ, không hoạt động bên trong các dây thần kinh cảm giác và chờ tới khi hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi cao sẽ tiếp tục tấn công và gây bệnh zona.

Biểu hiện bệnh zona:

  • Ban đầu người bệnh sẽ bị sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị zona.
  • Sau 1 – 3 ngày xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ ở vùng da bị bệnh với các mịn nước mọc lên theo từng chùm và sát vào nhau hoặc thành mảng.

Kèm triệu chứng đau nhức dữ dội nơi các dây thần kinh virus cư trú.

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần rồi lành ngoài da nhưng cảm giác đau nhức lại kéo dài, thậm chí là hàng tháng hay hàng năm.

Người cao tuổi khi bị zona thường mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém và nguy cơ xuất hiện thêm các bệnh khác rất nguy hiểm.

Khi nghi ngời bị zona, người bệnh nên sớm được đưa đi khám tại các cơ sở y tế để phát hiện và rút ngắn thời gian trị bệnh và giảm cơn đau. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như vị trí bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Trong khi đó, người bệnh cũng cần có chế độ vệ sinh da phù hợp để tránh bội nhiễm vi khuẩn.

Khi nhận thấy các vấn đề bất thường trên da, người bệnh cũng có thể chụp hình và gửi bác sĩ trên ứng dụng GlobeDr tại chức năng Hỏi bác sĩ. GlobeDr có đội ngũ bác sĩ đủ các chuyên khoa, bao gồm cả Da liễu sẽ hỗ trợ tận tình.

 

Ban biên tập GlobeDr

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gặp phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đặc biệt nếu không biết cách phòng ngừa và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ dễ lây lan thành dịch và gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ con trẻ.

Triệu chứng bệnhtay chân miệng điển hình

Bệnh tay chân miệng -GlobeDr

Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ mắc tay chân miệng

Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.

Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).

Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu: cháo, sữa; chia nhỏ bữa.

Giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh - methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.

Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm.

Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như: Quấy khóc liên tục, sốt không hạ, mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi), hay giật mình ngay cả khi đang chơi đùa… cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Thực hiện ngay "3 sạch" theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống bệnh tay chân miệng


Virus gây bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh. Bệnh hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

·         Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

·         Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

·         Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

·         Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

·         Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

·         Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

  

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Hôm nay, hãy cùng GlobeDr VietNam và Thạc sĩ Bác sĩ Trần Lệ Linh (Bác Sĩ Nội Tổng Quát – Lão Khoa Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhé.

Theo đó, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn điển hình, gây tổn thương đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu bệnh trở nặng, không được điều trị kịp thời và phù hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/4d1/240/328/16341.jpg
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được xác định chính xác là do đâu và có thể là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm:

  • Di truyền: Người thân ruột thịt của bệnh nhân bị lupus ban đỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Nội tiết: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.
  • Môi trường: Các yếu tố khách quan như hóa chất, nhiễm khuẩn hay ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.

Dấu hiệu bệnh
Theo ThS. BS Lệ Linh, triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ thường không rõ rệt và khá mơ hồ, có những biểu hiện không đặc trưng nên rất khó phát hiện bệnh. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hay sau đó rất lâu đến vài tháng, thậm chí là vài năm.

  • Có đến 90% bệnh nhân có những biểu hiện không đặc hiệu như mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, rụng tóc, viêm loét miệng, đau mỏi cơ/ khớp và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Khoảng ¾ bệnh nhân xuất hiện ban đỏ trên da: ban cánh bướm ở mặt (ở hai gò má bắc cầu qua sống mũi).

“Rất khó để có thể xác định được bệnh lupus ban đỏ bởi các triệu chứng giống với nhiều bệnh lý khác, bởi vậy cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt thì mới xác định được bệnh” - ThS. BS Trần Lệ Linh nói.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/612/d1d/91c/16342.jpg
Có đến 1/3 số người bị bệnh lupus ban đỏ mắc hội chứng Raynaud - hội chứng khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại, cản trở tuần hoàn, ngón tay, ngón chân sẽ bị tê và chuyển màu sang trắng hoặc tím. 
Các tổn thương do lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

  • Tim: Tràn dịch màng tim, viêm cơ tim;
  • Phổi: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi;
  • Thận: Viêm cầu thận;
  • Hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần, co giật;
  • Hệ tạo máu: Xuất huyết, thiếu máu...

Những tổn thương này thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh, xảy ra trong 50 - 85% số bệnh nhân và cũng là nguyên nhân gây tử vong chính.
Phòng tránh và điều trị bệnh
Để phòng bệnh lupus ban đỏ, bác sĩ Lệ Linh khuyên mọi người cần việc tăng cường chất lượng cuộc sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phòng tránh nhiễm khuẩn và tránh tiếp xúc với tia cực tím... cũng có thể giảm thiểu tác hại.
Và vì bệnh lupus ban đỏ không thể trị khỏi hoàn toàn nên việc điều trị sẽ nhắm vào việc kiểm soát triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng.

Xem thêm tại: https://globedr.com/post/2f754b41575969445848437058424e45394e344830773d3d

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Trả lời cho câu hỏi: Người lớn có nên mớm cho con trẻ?

Nhiều người lớn vẫn giữ thói quen nhai nát thức ăn trước khi đút cho trẻ và hành động này theo GlobeDr VietNam đánh giá là vô cùng nguy hiểm, thiếu vệ sinh, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho trẻ bởi chúng ta không thể biết được trong miệng của người lớn có bao nhiêu loại virus, vi khuẩn gây hại.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/2b3/48e/f45/16237.jpg
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, không phải người lớn nào có biểu hiện hay được chẩn đoán mắc các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa mới có thể truyền bệnh cho trẻ. Bởi thực tế, những người được cho là khỏe mạnh vẫn có thể đang mang mầm bệnh trong người mà không biết, vô tình lây bệnh cho trẻ khi mớm cơm.

Các bệnh trẻ có thể bị lây qua con đường này như viêm gan B, virus HPV, vi khuẩn HP, vi khuẩn lị và rất nhiều những bệnh liên quan về hô hấp khác.
Trong đó, vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn dạ dày, lây do thói quen từ việc ăn uống. Chúng là nguyên nhân gây ra khá nhiều bệnh dạ dày tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt, bệnh này có thể tiến triển thành ung thư 1/3 dạ dày dưới.
Vi khuẩn HPV ở trong miệng và máu của người lớn khi truyền sang cơ thể trẻ nhỏ là nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật sau này.
Bác sĩ Phùng Thanh Vân - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội còn cho biết thêm, việc cho trẻ ăn cơm mớm còn lây lan những bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, bệnh do virus Herpes ở miệng.
Có những bệnh đối với người lớn là đơn giản nhưng khi gặp hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ nhỏ lại trở nên vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, thay vì nghiền nát thức ăn bằng miệng thì người lớn nên dùng các loại máy hay dụng cụ nghiền nát thức ăn cho trẻ. Như vậy vừa đảm bảo vệ sinh, nhanh chóng mà lại an toàn cho sức khỏe của con em mình.

Xem thêm bài viết GlobeDr
https://globedr.com/post/4d584a466a4c41425a58754f46547369704e72684f413d3d

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Làm thế nào để biến công việc trở nên nhẹ nhàng hơn?

Tại sao có những người làm cùng lúc rất nhiều việc mà nhưng cảm giác họ vẫn có thời gian để nghỉ ngơi thoải mái; trong khi đó có người làm cùng khối lượng công việc đó hoặc ít hơn thì lại lúc nào cũng đầu bù tóc rối. Bí quyết nằm ở cách sắp xếp công việc phù hợp.
Nếu bạn là một người biết cách quản lý quỹ thời gian của mình, biết cách phân chia và sử dụng nó thì công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả mà còn dành được thời gian riêng tư cho bản thân nữa. Hôm nay hãy cùng GlobeDr tìm hiểu xem “Làm cách nào để quản lý công việc tốt nhất?” nhé!
Lên kế hoạch làm việc mỗi ngày
Đây là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý thời gian, bởi khi lên kế hoạch sẽ giúp bạn nắm bắt được những công việc cần làm hôm nay, những việc gì cần được ưu tiên và những việc gì có thể giãn ra mà không cần gấp... Có như vậy, bạn sẽ biết lúc nào thì mình nên làm gì mà không cảm thấy chán nản.
Chọn một phương thức giao tiếp phù hợp
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/443/89d/58f/16066.jpg
Để quản lý quỹ thời gian thì yếu tố giao tiếp cũng giữ vai trò không nhỏ. Thay vì quá chăm chăm vào công việc, bạn có thể nói chuyện, trao đổi thông tin, công việc với đồng nghiệp. Họ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều đấy, bởi vì có những thông tin bạn có tự kiếm cũng sẽ không ra.
Hoặc bạn cũng có thể tận dụng những kênh truyền thông nội bộ như email, group công ty. Những thông tin bạn cần sẽ được tìm thấy nhanh chóng và chính xác.
Nơi làm việc gọn gàng
Nghe có vẻ lạ đúng không? Nhưng sự thật là khi vị trí làm việc của bạn được sắp xếp gọn gàng, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào công việc hơn; khi bạn dễ tập trung vào công việc hơn, giúp tinh thần thoải mái và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
Phân loại giấy tờ, hồ sơ để đúng vào vị trí, chủ đề hợp lý. Mỗi khi cần, bạn sẽ không cảm thấy bực bội vì tìm không ra và mất thời gian vào việc không đáng đó.
Đừng quá khắt khe với bản thân
Đừng tự đặt ra deadline hay nhận một khối công việc quá lớn trong thời gian ngặt nghèo và ép mình phải hoàn thiện; trong khi bạn có thể tự thỏa thuận với bản thân để đưa ra hướng đi có phần nhẹ nhàng hơn. 
Thay vì quá dồn dập mọi việc trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể sắp xếp thứ tự công việc từ quan trọng cần giải quyết gấp, đến công việc quan trọng mà không gấp, những công việc không quan trọng và không gấp... Như vậy thì bạn sẽ có khoảng không gian để thở, tránh stress.
Công việc không phải là tất cả cuộc sống của bạn mà bên cạnh đó còn có gia đình, bạn bè và cuộc sống riêng tư của bạn nữa. Chịu áp lực công việc trong thời gian dài dễ khiến bạn bị stress, mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, hãy biến cuộc sống mình trở nên nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn với một vài cách nhỏ trên đây.

Xem thêm bài viết GlobeDr Viet Nam:

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Liệu nước hoa vùng kín có thực sự an toàn?

Khi gặp vấn đề về mùi hôi và sự tự ti trước bạn đời của mình, nhiều chị em phụ nữ chọn cách tìm đến nước hoa vùng kín nhưng một phương pháp hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, theo chuyên gia, sử dụng nước hoa có thể khiến bạn phải đối mặt với một số vấn đề không tốt.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/2e7/4a7/ac5/15964.jpg
Thực tế, nước hoa là sản phẩm hóa chất, sử dụng cho vùng da nhạy cảm rất dễ gây kích ứng. Thông thường những sản phẩm tạo mùi thơm có chứa các chất độc hại như benzene, benzyl alcohol, limonene, acetone… Khi xịt hay nhỏ vào nội y, gây tác động vào vùng kín sẽ làm thay đổi môi trường pH vốn dĩ cân bằng từ bên trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa, hăm da, kích ứng da và mẩn đỏ.
Đáng lo ngại hơn là với những trường hợp mắc bệnh phụ khoa nhưng không chịu đi điều trị mà lại lạm dụng nước hoa vùng kín để lấn át mùi hôi. Chính điều này càng kích thích vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí có người còn không chịu đến bệnh viện để nhận điều trị.
Bác sĩ Trần Vũ Quang (Khoa Phụ sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) nhận định nhiều phụ nữ có thói quen dùng những sản phẩm có mùi thơm hay xịt nước hoa vùng kín vì nghĩ chúng sẽ làm giảm mùi hôi và cuốn hút hơn, điều này là rất có hại.
Thay vào đó, bác sĩ khuyên chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng đúng cách (không vệ sinh quá nhiều và quá sâu); chọn nội y có chất liệu thoáng mát; không tự ý chữa bệnh viêm nhiễm như tự mua thuốc uống hay thuốc đặt. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh không tốt và kéo dài thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.

Xem thêm bài viết GlobeDr Viet Nam:
https://globedr.com/post/31454a6f52563978636b5274414d694d6736656a49773d3d