Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gặp phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5
tuổi. Đặc biệt nếu không biết cách phòng ngừa và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ dễ
lây lan thành dịch và gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn
đến tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị cho mình những
kiến thức cần thiết để bảo vệ con trẻ.
Triệu chứng bệnhtay chân miệng điển hình
Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ,
mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng
điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở
niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại
trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi
loét hay bội nhiễm. Sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến
chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến
ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn
nếu không có biến chứng.
Hướng dẫn
chăm sóc khi trẻ mắc tay chân miệng
Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để
tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của
nhân viên y tế.
Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của
bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).
Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu: cháo, sữa; chia nhỏ
bữa.
Giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh - methylen để chấm lên các nốt phỏng
nước.
Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm
rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo
như: Quấy khóc liên tục, sốt không hạ, mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu
trẻ đã biết đi), hay giật mình ngay cả khi đang chơi đùa… cha mẹ cần nhanh
chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Thực hiện
ngay "3 sạch" theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống bệnh tay
chân miệng
Virus gây bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc. Trẻ dễ bị
nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt
phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh. Bệnh hiện chưa có vắc xin phòng bệnh
tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng
cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
·
Rửa
tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người
lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn,
trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
·
Thực
hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được
rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ
ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,
vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
·
Thường
xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học
tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc
các chất tẩy rửa thông thường.
·
Không
cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
·
Sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu
gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
·
Khi
phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo
ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét