Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Hôm nay, hãy cùng GlobeDr VietNam và Thạc sĩ Bác sĩ Trần Lệ Linh (Bác Sĩ Nội Tổng Quát – Lão Khoa Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhé.

Theo đó, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn điển hình, gây tổn thương đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu bệnh trở nặng, không được điều trị kịp thời và phù hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/4d1/240/328/16341.jpg
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được xác định chính xác là do đâu và có thể là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm:

  • Di truyền: Người thân ruột thịt của bệnh nhân bị lupus ban đỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Nội tiết: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.
  • Môi trường: Các yếu tố khách quan như hóa chất, nhiễm khuẩn hay ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.

Dấu hiệu bệnh
Theo ThS. BS Lệ Linh, triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ thường không rõ rệt và khá mơ hồ, có những biểu hiện không đặc trưng nên rất khó phát hiện bệnh. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hay sau đó rất lâu đến vài tháng, thậm chí là vài năm.

  • Có đến 90% bệnh nhân có những biểu hiện không đặc hiệu như mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, rụng tóc, viêm loét miệng, đau mỏi cơ/ khớp và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Khoảng ¾ bệnh nhân xuất hiện ban đỏ trên da: ban cánh bướm ở mặt (ở hai gò má bắc cầu qua sống mũi).

“Rất khó để có thể xác định được bệnh lupus ban đỏ bởi các triệu chứng giống với nhiều bệnh lý khác, bởi vậy cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt thì mới xác định được bệnh” - ThS. BS Trần Lệ Linh nói.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/612/d1d/91c/16342.jpg
Có đến 1/3 số người bị bệnh lupus ban đỏ mắc hội chứng Raynaud - hội chứng khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại, cản trở tuần hoàn, ngón tay, ngón chân sẽ bị tê và chuyển màu sang trắng hoặc tím. 
Các tổn thương do lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

  • Tim: Tràn dịch màng tim, viêm cơ tim;
  • Phổi: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi;
  • Thận: Viêm cầu thận;
  • Hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần, co giật;
  • Hệ tạo máu: Xuất huyết, thiếu máu...

Những tổn thương này thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh, xảy ra trong 50 - 85% số bệnh nhân và cũng là nguyên nhân gây tử vong chính.
Phòng tránh và điều trị bệnh
Để phòng bệnh lupus ban đỏ, bác sĩ Lệ Linh khuyên mọi người cần việc tăng cường chất lượng cuộc sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phòng tránh nhiễm khuẩn và tránh tiếp xúc với tia cực tím... cũng có thể giảm thiểu tác hại.
Và vì bệnh lupus ban đỏ không thể trị khỏi hoàn toàn nên việc điều trị sẽ nhắm vào việc kiểm soát triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng.

Xem thêm tại: https://globedr.com/post/2f754b41575969445848437058424e45394e344830773d3d

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Trả lời cho câu hỏi: Người lớn có nên mớm cho con trẻ?

Nhiều người lớn vẫn giữ thói quen nhai nát thức ăn trước khi đút cho trẻ và hành động này theo GlobeDr VietNam đánh giá là vô cùng nguy hiểm, thiếu vệ sinh, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho trẻ bởi chúng ta không thể biết được trong miệng của người lớn có bao nhiêu loại virus, vi khuẩn gây hại.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/2b3/48e/f45/16237.jpg
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, không phải người lớn nào có biểu hiện hay được chẩn đoán mắc các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa mới có thể truyền bệnh cho trẻ. Bởi thực tế, những người được cho là khỏe mạnh vẫn có thể đang mang mầm bệnh trong người mà không biết, vô tình lây bệnh cho trẻ khi mớm cơm.

Các bệnh trẻ có thể bị lây qua con đường này như viêm gan B, virus HPV, vi khuẩn HP, vi khuẩn lị và rất nhiều những bệnh liên quan về hô hấp khác.
Trong đó, vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn dạ dày, lây do thói quen từ việc ăn uống. Chúng là nguyên nhân gây ra khá nhiều bệnh dạ dày tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt, bệnh này có thể tiến triển thành ung thư 1/3 dạ dày dưới.
Vi khuẩn HPV ở trong miệng và máu của người lớn khi truyền sang cơ thể trẻ nhỏ là nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật sau này.
Bác sĩ Phùng Thanh Vân - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội còn cho biết thêm, việc cho trẻ ăn cơm mớm còn lây lan những bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, bệnh do virus Herpes ở miệng.
Có những bệnh đối với người lớn là đơn giản nhưng khi gặp hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ nhỏ lại trở nên vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, thay vì nghiền nát thức ăn bằng miệng thì người lớn nên dùng các loại máy hay dụng cụ nghiền nát thức ăn cho trẻ. Như vậy vừa đảm bảo vệ sinh, nhanh chóng mà lại an toàn cho sức khỏe của con em mình.

Xem thêm bài viết GlobeDr
https://globedr.com/post/4d584a466a4c41425a58754f46547369704e72684f413d3d

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Làm thế nào để biến công việc trở nên nhẹ nhàng hơn?

Tại sao có những người làm cùng lúc rất nhiều việc mà nhưng cảm giác họ vẫn có thời gian để nghỉ ngơi thoải mái; trong khi đó có người làm cùng khối lượng công việc đó hoặc ít hơn thì lại lúc nào cũng đầu bù tóc rối. Bí quyết nằm ở cách sắp xếp công việc phù hợp.
Nếu bạn là một người biết cách quản lý quỹ thời gian của mình, biết cách phân chia và sử dụng nó thì công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả mà còn dành được thời gian riêng tư cho bản thân nữa. Hôm nay hãy cùng GlobeDr tìm hiểu xem “Làm cách nào để quản lý công việc tốt nhất?” nhé!
Lên kế hoạch làm việc mỗi ngày
Đây là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý thời gian, bởi khi lên kế hoạch sẽ giúp bạn nắm bắt được những công việc cần làm hôm nay, những việc gì cần được ưu tiên và những việc gì có thể giãn ra mà không cần gấp... Có như vậy, bạn sẽ biết lúc nào thì mình nên làm gì mà không cảm thấy chán nản.
Chọn một phương thức giao tiếp phù hợp
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/443/89d/58f/16066.jpg
Để quản lý quỹ thời gian thì yếu tố giao tiếp cũng giữ vai trò không nhỏ. Thay vì quá chăm chăm vào công việc, bạn có thể nói chuyện, trao đổi thông tin, công việc với đồng nghiệp. Họ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều đấy, bởi vì có những thông tin bạn có tự kiếm cũng sẽ không ra.
Hoặc bạn cũng có thể tận dụng những kênh truyền thông nội bộ như email, group công ty. Những thông tin bạn cần sẽ được tìm thấy nhanh chóng và chính xác.
Nơi làm việc gọn gàng
Nghe có vẻ lạ đúng không? Nhưng sự thật là khi vị trí làm việc của bạn được sắp xếp gọn gàng, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào công việc hơn; khi bạn dễ tập trung vào công việc hơn, giúp tinh thần thoải mái và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
Phân loại giấy tờ, hồ sơ để đúng vào vị trí, chủ đề hợp lý. Mỗi khi cần, bạn sẽ không cảm thấy bực bội vì tìm không ra và mất thời gian vào việc không đáng đó.
Đừng quá khắt khe với bản thân
Đừng tự đặt ra deadline hay nhận một khối công việc quá lớn trong thời gian ngặt nghèo và ép mình phải hoàn thiện; trong khi bạn có thể tự thỏa thuận với bản thân để đưa ra hướng đi có phần nhẹ nhàng hơn. 
Thay vì quá dồn dập mọi việc trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể sắp xếp thứ tự công việc từ quan trọng cần giải quyết gấp, đến công việc quan trọng mà không gấp, những công việc không quan trọng và không gấp... Như vậy thì bạn sẽ có khoảng không gian để thở, tránh stress.
Công việc không phải là tất cả cuộc sống của bạn mà bên cạnh đó còn có gia đình, bạn bè và cuộc sống riêng tư của bạn nữa. Chịu áp lực công việc trong thời gian dài dễ khiến bạn bị stress, mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, hãy biến cuộc sống mình trở nên nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn với một vài cách nhỏ trên đây.

Xem thêm bài viết GlobeDr Viet Nam: