Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Trẻ nhỏ chỉ mới 9 tuổi đã mắc tiểu đường

Theo Bác sĩ Trần Ngọc Lương - GĐ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tình trạng bệnh tiểu đường ở người trẻ đang gia tăng nhanh; không chỉ ở thanh niên từ 20 tuổi - dưới 3 tuổi mà còn ở trẻ từ 9 - 13 tuổi.
 Được biết, ngày càng có nhiều người trẻ mắc tiểu đường là tình hình chung ở hầu hết mọi quốc gia đang phát triển. Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới công bố số liệu năm 2017, rằng cứ 11 người trường thành (từ 20 - 79 tuổi) sẽ có 1 người mắc tiểu đường; có 1/6 số trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi tháo đường thai kỳ.
Nếu như trước đây bệnh tiểu đường được xem là bệnh của người trung niên và cao tuổi thì giờ đây, nó không bỏ qua bất kỳ đối tượng nào nữa. Căn bệnh này chính là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Việt Nam, đứng sau bệnh tim mạch và ung thư, theo nghiên cứu của cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế. Trong năm 2017, có đến 29.000 người chết liên quan đến bệnh đái tháo đường, tương đương với 80 người chết/ ngày.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/87a/7f6/31a/15233.jpeg

Bộ Y tế dự báo hiện có khoảng 3.5 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường, đến năm 2040 con số này sẽ tăng lên 6.1 triệu. Và trong số đó, chỉ có khoảng 30% là biết mình bị bệnh, 85% phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, suy thận, biến chứng bàn chân.
Nguyên nhân gây tiểu đường là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ lại ít vận động; một số bạn lại thường xuyên sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, ăn uống không điều độ, bỏ bữa... gây tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa.

Xem thêm bài viết GlobeDr :
https://globedr.com/post/786b69734465437767323451397057484846497973513d3d

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

BS Trương Hiếu Nghĩa: “Tôi cho rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh và GlobeDr đang làm tốt điều đó”

Với GlobeDr, bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa xem như một người bạn tâm giao của mình để cùng nhau phát huy chữ “tâm” trong công tác cứu người.
 Ngay từ những lần đầu tiên tìm hiểu, tiếp xúc với GlobeDr, bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa quyết định đồng hành cùng GlobeDr trong vai trò là một bác sĩ Cố vấn. Tại đây, bác sĩ mong muốn mang những kiến thức học được, làm được và trải nghiệm được để chăm sóc cho chính mỗi người, gia đình của mỗi người, làm sao mọi người có được sức khỏe tốt nhất, vì phòng bệnh còn hơn là chữa bệnh.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/772/d31/661/15245.jpg
Chia sẻ về cảm nhận của bản thân đối với GlobeDr, bác sĩ Hiếu Nghĩa nói rằng: “Ngay từ đầu khi tiếp xúc với những người sáng lập ứng dụng GLOBEDR, tôi nhận thấy họ cũng đã có cái tâm, có cùng mục tiêu, tâm huyết làm sao để giúp đỡ những người dân Việt Nam, mang lại những lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Điều đó là điều tôi rất cần.” 

Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn, có thể kể đến như:
- Năm 1989: Trưởng khoa X – Quang của bệnh viện Nhi đồng 1.
- Năm 2006: Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện FV.
- Năm 2006 – 2013: Giám đốc phòng khám đa khoa Vì Dân.
- Từ năm 2013: Giám đốc phòng khám đa khoa EUROVIE.
- Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Vinmec Central Park.
- Hiện tại là Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện FV.
Là một bác sĩ có tiếng trong nghề về cả chuyên môn lẫn trách nhiệm với công việc, với bệnh nhân và cộng đồng; bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa thể hiện quan điểm của mình là hướng về chăm sóc chất lượng sức khỏe, có sức khỏe thì chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn. Đồng thời dành lời khuyên cho mọi người nên quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, để nếu có bệnh thì sẽ phát hiện sớm hơn và kịp thời điều trị, đừng để đến khi phát bệnh hoặc để muộn thì điều trị vừa tốn kém, mất thời gian và nhiều khi còn không hiệu quả.
Xem thêm video chia sẻ của bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: 

Xem thêm bài viết GlobeDr VietNam:
 https://globedr.com/post/49303632674e525871357143665653613174494269413d3d

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Làm gì khi con hay nôn trớ?

Nôn trớ là hiện tượng mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lúc này dạ dày của trẻ vẫn nằm ngang trong khi ăn ở dạng lỏng nên dễ bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ chủ yếu là do trẻ ăn quá no, vặn mình, ho hay khóc, nằm sai tư thế; trong một số trường hợp khác, có thể là do mẹ cho trẻ bú quá no, tư thế bú không đúng làm cho bé nuốt nhiều hơi trong khi bú hay thay đổi sữa, công thức pha sữa không đúng.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/f54/0b5/a54/15175.jpg
Vậy để hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lý này, cần:
Không ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá nhiều trong 1 lần mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để vẫn đảm bảo đủ lượng thức ăn trong ngày.
Không cho trẻ nằm liền khi sau khi ăn no, mà nên bé trẻ khoảng 10 – 15 phút.
Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, nên bắt đầu từ ít rồi mới đến nhiều, từ ăn lỏng đến đặc để trẻ có thể dung nạp từ từ.
Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước, do lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít, trẻ có thể nằm nghiêng bên phải; sau đó mới chuyển cho bé bú bầu vú bên phải. Nếu tuân thủ theo cách này, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không bị trào ngược.
Đối với trường hợp bú bình, nên cho sữa ngậm núm vú bình, có như vậy thì trẻ mới không nuốt không khí vào dạ dày.
Nới lỏng quần áo để tránh chèn ép thành bụng và dạ dày gây nôn trớ.
Nôn trớ sinh lý thường sẽ giảm dần và hết khi bé được 12 tháng tuổi.

Xem thêm GlobeDr Viet Nam: https://globedr.com/post/387958523463346e6230347332674e666d56463243673d3d