Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Con có thể nhiễm HIV từ cha: Đừng coi thường

Mẹ không bị nhiễm HIV như trẻ sơ sinh vẫn nhiễm bệnh, nguyên nhân là do cậu bé tiếp xúc với dịch nước từ vết phồng rộp trên người cha bị bệnh.
Từ trước đến nay, chúng ta đều biết răng trẻ nhỏ có thể nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, song việc truyền nhiễm từ cha sang con là rất hiếm. Một trường hợp đã được ghi nhận và đăng trên tạp chí AIDS Research and Human Retroviruses ngày 20/9.
Tổng biên tập của tạp chí này cho biết: “Mặc dù sự lây nhiễm HIV từ cha sang con là rất hiếm, nhưng sự thật là virus HIV có mặt trong hầu hết các chất dịch của cơ thể người bệnh, nên có khả năng chúng lây truyền theo những cách không điển hình và bất ngờ”.

Được biết, sau khi cậu bé ra đời vào tháng 4/2009, người cha được chẩn đoán bị HIV, đang trong thời gian điều trị thủy đậu và giang mai. Kết quả điều tra cho thấy, các mụn nước trên cơ thể người cha rò rỉ ra rất nhiều dịch. Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu của hai cha con, phân tích và xác định rằng: Người cha đã bị nhiễm HIV vào đầu năm 2009, anh ta cũng đã nhiễm bệnh cho con trai mình sau khi đứa bé được sinh ra.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, tuy sự lây nhiễm này rất hiếm nhưng đã có trường hợp xảy ra trước đây, HIV bị lây nhiễm từ người lớn sang trẻ em mà không liên quan đến lạm dụng tình dục hay lây truyền trong thai kỳ, sinh con.

Xem thêm tại Bác sĩ toàn cầu: https://globedr.com/post/5143325430473138573143387770665856334d4472773d3d

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Những nguyên nhân gây đau cổ hàng đầu

Ngồi sai tư thế, tì vật nặng lên cổ, nằm ngủ sai tư thế, viêm khớp... là những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau cổ.
Phần cổ cứ đau râm ran, khiến bạn chẳng thể tập trung để làm bất kỳ công việc gì cả. Bạn cảm thấy điều đó thật bất tiện. Vậy có báo giờ bạn thực sự lo lắng và đặt ra câu hỏi, liệu mình có bị gì hay không chưa?
Hãy tìm hiểu cùng GLOBEDR và Bác sĩ Lê Thị Phương Nga - Khoa Lão và khoa Khám bệnh BV Nguyễn Trãi về những nguyên nhân gây đau cổ mà hàng triệu người vẫn thường hay mắc phải nhé.
Ngồi sai tư thế


Việc ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ làm cho cổ bị nghiêng hoặc đưa về phía trước, điều này sẽ khiến cho các mô, gân và cơ bị giãn ra hay đau nhức cổ. Nguyên nhân này thường được bắt gặp ở những người làm việc trên máy tính, bấm điện thoại hay ngủ sai tư thế làm ảnh hưởng đến cổ. Ngồi sai tư thế có thể nghỉ ngơi, uống giảm đau thông thường.

Căng cơ cổ                               
Những người thường phải vận động hay lao động khiêng vác vật nặng thường gặp phải vấn đề này. Việc phải căng cơ thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận ở cổ gây tình trạng đau nhức cổ. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài.

Viêm khớp
 Viêm khớp sẽ hủy hoại các sụn khớp và đĩa điệm ở cổ từ đó ảnh hưởng đến cổ gây đau nhức. Các triệu chứng ban đầu của viêm khớp là tê, cứng các khớp xương, đau nhức gây khó ngủ.

Chấn thương

 Có thể bạn bị vật gì đó rơi trung cổ hay vô tình va vào một chỗ nào đó cũng có thể gây nên cơn đau cổ.
Tuy nhiên cần lưu ý đi khám bác sĩ nếu đau cổ kéo dài , hoặc đau cổ kèm theo các dấu hiệu sau :
 - Đau cổ kèm theo có tê tay , chân hoặc yếu tay chân
 - Đau cổ kèm theo sốt
 - Đau cổ kèm đau đầu nhiều
 - Đau cổ kèm theo buồn nôn , nôn
 - Đau cổ kèm theo nổi hạch cổ ( sưng to ) .
 - Đau cổ xảy ra (cấp) sau khi té , tai nạn xe , bị đập mạnh vào cổ.
Cổ là bộ phận rất dễ bị tổn thương khi có chấn động mạnh. Các tác động từ bên ngoài có thể gây căng các cơ ở cổ gây đau nhức. Một số trường hợp tác động nguy hiểm đến cổ như bị đánh vào cổ, té, tai nạn giao thông, va đập mạnh… cần phải được sơ cứu và chăm sóc từ các Bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức vì nếu để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến tủy sống.
Xem thêm tại Bác sĩ toàn cầu: https://globedr.com/post/7753664e682f62456f436e5a42704f74754b507962513d3d

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Thời tiết thay đổi, trẻ thường mắc bệnh gì?

Để bảo vệ con không bị bệnh vào những thời điểm giao mùa, phụ huynh cần có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Cơ thể trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi phải đối diện với sự biến chuyển của thời tiết, nhiệt độ và môi trường xung quanh, khiến không kịp thời thích nghi và mắc phải một số bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng, sởi, viêm tai giữa,...
Và muốn bảo vệ con không bị bệnh, mời phụ huynh vùng GlobeDr tìm hiểu một số cách phòng bệnh dưới đây.
Cách phòng bệnh đau họng


Đau họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn gây ra, khiến trẻ thường bị bị sưng họng, sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn...
Khi bị đau họng, trẻ sẽ trở nên biếng ăn hơn do họng bi đau, thường xuyên khó chịu, quấy khóc. Và để giúp con phòng bệnh, bố mẹ nên:
Thường xuyên vệ sinh cho trẻ;
Không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa hoặc điều hòa mở ở mức 24 – 26oC và nằm tránh luồng gió trực tiếp;
Không mặc quần áo quá dày cho bé;
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ môi trường nóng sang lạnh;
Không tắm cho bé sau khi vận động, đổ mồ hôi nhiều;
Hạn chế cho bé ăn những đồ lạnh như kem, đá, nước lạnh...
Cách phòng bệnh viêm phế quản

Trẻ có thể bị viêm phế quản do dị ứng với phấn hoa, hít phải khói thuốc, sợi bông hay sợi len... Khi bị viêm phế quản, trẻ thường gặp khó khăn khi thở, ho, khò khè và có đờm.
Khi con bị viêm phế quản, nên:
Luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là vào ban đêm;
Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, hoặc ra ngoài phải mặc quần áo dài, đội mũ nón, khẩu trang cẩn thận;
Chú ý bổ sung nhiều nước và rau xanh; chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và nấu dạng lỏng cơ thể trẻ dễ hấp thụ hơn.
Cách phòng bệnh cảm


Cảm rất dễ lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh chúng rất dễ bị bệnh.
Cảm gây sốt, đau đầu, ho, sưng họng, nghẹt mũi và chảy nước mũi; trẻ bị cảm thường mệt mỏi, không được lanh lợi và hay quấy khóc. Để giữ con khỏe mạnh trong giai đoạn thời tiết sang thu này, phụ huynh cần:
Mặc trang phục phù hợp với thời tiết;
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường trao đổi chất;
Giữ không khí trong nhà và nơi bé ngủ được thông thoáng, thoải mái;
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; hoặc trong giai đoạn tập ăn dặm nên bổ sung thêm rau, hoa quả.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ

Khi mắc bệnh, trẻ thường bị ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi. Trường hợp nặng hơn có thể bị ù tai, khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng thành bệnh hen suyễn, hen phế quản và viêm amidan.
Để phòng hay hạn chế tình trạng mắc bệnh ở trẻ:
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo; tránh tiếp xúc với khói thuốc lá;
Thường xuyên giặt giũ chăn, ra, gối cho bé;
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ;
Giữ ấm cho bé khi trời lạnh và không mặc quá nhiều đồ khi trời ấm lên;
Dạy bé cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm, trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh quanh năm, nhưng thường xuyên nhất là vào thời điểm cuối năm.
Khả năng lây bệnh sởi rất cao, có thể là qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng của người bệnh. Vì thế, trẻ cần được bảo vệ kỹ hơn để tránh khỏi những nguy cơ mắc bệnh này:
Mang khẩu trang, dùng khăn, tay che miệng khi ho, hắt hơi;
Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với thức ăn, trước khi ăn và khi nấu nướng;
Tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi: Một mũi khi trẻ 9 tháng tuổi và một mũi nữa khi trẻ 18 tháng tuổi.
Trên đây chính là cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Vì con còn nhỏ, thể trạng yếu nên phụ huynh cần quan tâm đúng mực, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm tại GlobeDr Việt Nam: https://globedr.com/post/4767764a4133347963396c336d323333754b626a7a413d3d